Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

 Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

Để đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế thì việc đề ra các phương pháp quản lý hành chính nhà nước phù hợp là một điều tất yếu. Trong các phương pháp quản lý hành chính nhà nước đó thì có phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm cho hoạt động quản lý hành chính ngày càng hiệu quả hơn.

Phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính

Đây là việc cơ quan có thẩm quyền làm cho đối tượng quản lý hiểu và chấp hành, tự giác thực hiện một số hành vi nhất định thông qua các hoạt động như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giải thích pháp luật, hướng dẫn thực hiện pháp luật hay nêu lên một tấm gương để tạo nên ý thức về lối sống cộng đồng nhằm tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật của mọi công dân.

Thông qua phương pháp thuyết phục, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước góp phần giáo dục công dân nhận thức đúng đắn, có ý thức sống trong xã hội và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. 

Việc thực hiện biện pháp thuyết phục luôn có sự nhất quán với nhau, chủ thể thực hiện phương pháp thuyết phục thì mục tiêu cuối cùng cũng là để phục vụ lợi ích cho mọi công dân, còn việc thực hiện phương pháp này có hiệu quả hay không phải phụ thuộc vào sự phối hợp của người dân.

Xem thêm nội dung khác tại: pháp luật hành chính là gì

Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước

Đây là những biện pháp được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với những đối tượng nhất định trong những trường hợp nhất định, có tính chất bắt buộc những chủ thể đấy phải thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân.

Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp những quyết định đơn phương từ phía các cơ quan nhà nước không được thực hiện một cách tự giác.

Kỷ cương, pháp luật của nhà nước sẽ được tôn trọng nếu phương pháp cưỡng chế được áp dụng một cách hợp lý.

Tìm hiểu thêm về: rút đơn tố cáo

Mối liên hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp chủ yếu trong quản lý hành chính nhà nước là phương pháp thuyết phục. Tuy nhiên, nó không phải là duy nhất, để các hoạt động quản lý hành chính nhà nước được phát huy tối đa hiệu quả, ngăn chặn những vi phạm pháp luật, loại bỏ các thế lực thù địch, chống phá nhà nước thì cần phải kết hợp thêm việc sử dụng phương pháp cưỡng chế.

Mối liên hệ giữa hai phương pháp này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, các cơ quan nhà nước ban hành các quyết định về các lĩnh vực ở các cấp khác nhau để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, để đảm bảo thực hiện những quyết định đó thì nó sẽ phải được thực hiện trên cơ sở khuyến khích thực hiện hoặc trên cơ sở những chỉ thị có tính chất bắt buộc chủ thể liên quan phải thực hiện. Hay nói cách khác, hoặc phải áp dụng phương pháp thuyết phục hoặc phải áp dụng phương pháp cưỡng chế.

Thứ hai, trong việc thi hành một quyết định hành chính nhà nước, không thể chỉ áp dụng một phương pháp cưỡng chế để đảm bảo thực hiện quyết định, trong trường hợp nếu quyết định đó có khả năng đảm bảo được thực hiện thông qua phương pháp thuyết phục thì phương pháp cưỡng chế trong trường hợp này sẽ không còn ý nghĩa.

Thứ ba, trên thực tế thì hai phương pháp này không được thực hiện một cách độc lập mà luôn song hành, bổ trợ cho nhau. Việc đưa ra những quyết định bắt buộc song hành với việc giải thích, hướng dẫn, vận động; trường hợp nếu việc giải thích, hướng dẫn này không đạt hiệu quả thì khi đó mới cần đến các biện pháp cưỡng chế, bắt buộc. Do vậy mà khi đối tượng quản lý không chịu thực hiện sau khi đã giải thích, hướng dẫn rất cặn kẽ thì sẽ phải áp dụng cưỡng chế.

Thứ tư, trong từng trường hợp, từng tình huống cụ thể, hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế có thể nói là thay thế cho nhau một cách linh động bởi nếu đối tượng quản lý đã tự giác thực hiện quyết định đơn phương thì việc áp dụng cưỡng chế không còn có ý nghĩa và ngược lại, nếu thuyết phục không hiệu quả thì chủ thể quản lý phải áp dụng cưỡng chế.

Thứ năm, biện pháp thuyết phục được áp dụng không hạn chế đối với đối tượng quản lý, rất đa dạng và không được quy định một cách cụ thể, tuy nhiên, biện pháp cưỡng chế được quy định một cách cứng nhắc, áp dụng trong một số trường hợp  luật định. Vì thế mà biện pháp cưỡng chế được xem như là biện pháp thay thế cho biện pháp thuyết phục, chỉ khi biện pháp này không thể áp dụng được.

Từ những mối liên hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế trên, nhận thấy rằng sự kết hợp hài hoà, sử dụng hợp lý các phương pháp trên sẽ đem lại tác dụng to lớn đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, góp phần đẩy mạnh quá trình đạt mục tiêu phát triển xã hội.

Nội dung khác: cố ý gây thương tích


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

Tranh chấp tài sản khi ly hôn đối với vợ chồng được xử lý thế nào?