Đại dịch COVID-19 và những tác động đến người lao động

Covid - 19 được xem là đại dịch có quy mô trên toàn thế giới và gây ra tác động tiêu cực về mọi mặt trong đời sống xã hội, trong đó có vấn đề lao động. Nó không chỉ làm đảo lộn cuộc sống của người lao động Việt Nam nói riêng mà còn đối với người lao động trên toàn thế giới nói chung. 

Tác động của đại dịch Covid - 19 đến người lao động

Covid - 19 đã và đang cướp đi tính mạng của người lao động bị nhiễm bệnh. Sự xuất hiện của virus corona bắt nguồn từ Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) được ví như một cơn ác mộng đối với toàn thế giới bởi tốc độ lây lan nhanh chóng từ người sang người và cướp đi tính mạng của người bị nhiễm bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Do đó, người lao động nói riêng hay đối với người nhiễm bệnh nói chung đều phải đấu tranh từng giây hơi thở để giành lại sự sống từ tay thần chết. Nếu người bị nhiễm bệnh có các bệnh nền hoặc sức đề kháng yếu thì tỷ lệ tử vong càng cao. Do đó, điều này dẫn đến tâm lý hoang mang và lo lắng ở mức đáng báo động trong giai đoạn đầu khi chưa có sự xuất hiện của vaccine tiêm phòng. 



Mặc dù, hiện nay một số nước trên thế giới đã chế tạo thành công và sản xuất đại trà vaccine tiêm phòng, tuy nhiên, con số tử vong vẫn ở mức cao và còn có thể tăng cao hơn nữa nếu mỗi quốc gia không có biện pháp chống dịch hiệu quả. 


Covid - 19 đã làm mất việc làm của hàng triệu người lao động trên thế giới trong đó có lao động Việt Nam. Như đã đề cập trên, đại dịch Covid - 19 là cơn ác mộng kinh hoàng của toàn thế giới và chưa biết ngày tỉnh mộng, trong đó có nỗi ám ảnh về vấn đề mất việc làm. Vì tính chất lây lan nhanh từ người sang người nên biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất để ngăn cản tốc độ lây lan đó là thực hiện cách ly, giãn cách xã hội trên diện rộng. Do đó, người lao động phải làm việc tại nhà hoặc chấp nhận cảnh thất nghiệp trong thời gian dài giãn cách xã hội. Một số người lao động là lao động chính trong gia đình nên việc mất đi nguồn thu nhập của trụ cột gia đình cũng giống như cây đang dần tàn lụi vì thiếu nước. Trong bối cảnh này đã dẫn đến rất nhiều trường hợp thương tâm và chua xót của người lao động nghèo khó. 

Xem thêm luật lao động


Ở một khía cạnh khác, đối với người lao động may mắn còn tiếp tục làm việc thì phải đối mặt với tình trạng giảm tiền lương vì doanh nghiệp phải đảm bảo cân đối ngân sách vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế do tác động của đại dịch. Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra gần 19% bị giảm lương tới 50%. Trong số 26.378 người tham gia khảo sát có 42% người làm việc theo hình thức online, gần 29% làm việc với hình thức 50% online và 50% tại công sở. 


Cũng trong khảo sát trên về vấn đề tiền lương, 45% người lao động giữ nguyên tiền lương. Số lao động tăng lương gần như không đáng kể. Gần 19% bị giảm 50% tiền lương. Bên cạnh đó, 13,6% lao động bị giảm 20% tiền lương. Lao động có việc làm nhưng bị giảm tới 80% lương chiếm tỷ lệ là 4,5%.  


Như vậy, qua khảo sát trên, có thể thấy, để duy trì được việc làm, tạo ra việc làm trong giai đoạn giãn cách là điều vô cùng khó khăn đối với người lao động và người sử dụng lao động. Đa phần người lao động đều phải ngậm đắng nuốt cay chấp nhận giảm lương hoặc tạm nghỉ việc không lương, hoặc thậm chí là thất nghiệp. Điều này đã gây ra khó khăn không hề nhỏ đối với cuộc sống của người lao động.

xem thêm mã số bảo hiểm xã hội là gì

Biện pháp khắc phục

Để giải quyết các khó khăn về lương, thu nhập cũng như về chế độ làm việc, người lao động cần có đề xuất chính sách mới về lao động, Nhà nước nên quy định rõ ràng các công việc được phép làm online và quy định mức lương tối thiểu người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cơ bản của người lao động; có chính sách làm việc online, không cắt giảm lương khi thật sự cần thiết… Có ngân sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp chi phí xét nghiệm, đi lại,.. trước khi có được việc làm thời vụ.


Mặt khác, nhà nước cũng cần đề ra chính sách ưu đãi cho cá nhân mua nhà trả góp hoặc cá nhân vay vốn kinh doanh, sinh viên trong giai đoạn giãn cách và sau giãn; bình ổn thị trường; linh hoạt quy trình cứu trợ...


Về công tác phòng, chống dịch cần xây dựng phương án dài hạn khi dịch bệnh tiếp tục kéo dài, kêu gọi doanh nghiệp tham gia phòng, chống dịch bệnh. Hỗ trợ công tác phòng, chống dịch như vận chuyển trang thiết bị, hỗ trợ bếp ăn, trực tổng đài điều phối xe, bệnh viện... Huy động thêm lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.


Bên cạnh đó cũng cần đẩy nhanh quá trình công nghệ hóa về an ninh, y tế, hành chính, đất đai, tài chính...Các quy định phòng, chống dịch phải rõ ràng và không làm khó người lao động. Đồng thời hướng dẫn quy trình bán dụng cụ test góp phần kiểm soát sớm và giảm gánh nặng cho nhà nước. Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tối ưu nhất.

xem thêm mua bảo hiểm xã hội


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

Tranh chấp tài sản khi ly hôn đối với vợ chồng được xử lý thế nào?