Khái lược về lịch sử chế độ bầu cử ở Việt Nam

 Khái lược về lịch sử chế độ bầu cử ở Việt Nam

Để có được một chế độ bầu cử hoàn thiện như ngày hôm nay thì các chế độ bầu cử ở nước ta đã trải qua rất nhiều giai đoạn bởi các biến cố đấu tranh để giành lại độc lập tự do cho cả dân tộc ta. Vậy chế độ bầu cử ở Việt Nam được trải qua những giai đoạn lịch sử như thế nào chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể xem các giai đoạn đó chế độ bầu cử ở Việt Nam được thực hiện như thế nào? 

Lịch sử chế độ bầu cử dân chủ ở Việt Nam bắt đầu từ cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946. Trước đó, trong hơn một ngàn năm dưới chế độ phong kiến và hơn 80 năm nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, người dân Việt Nam chưa từng được hưởng các quyền bầu cử và ứng cử. Nói cách khác, bầu cử dân chủ chưa từng được tổ chức ở nước ta trước năm 1946.

Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã trao chính quyền về tay nhân dân, thành lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để khẳng định tính pháp lý chính danh của chính quyền nhân dân non trẻ, qua đó củng cố sự đoàn kết toàn dân chống thù trong giặc ngoài, một trong những nhiệm vụ hàng đầu có tính cấp bách là xây dựng Hiến pháp và tổ chức Quốc hội. Nhận thức rõ điều đó, chỉ một ngày sau khi tuyên bố nước nhà giành độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời vào ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ rằng tất cả công dân trai gái 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống,...

Xem thêm công ty luật uy tín

Cơ sở pháp lý đầu tiên để tiến hành Tổng tuyển cử là Sắc lệnh số 14/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 8/9/1945 ban hành Quyết định tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc dân Đại hội. Tiếp theo đó, trong các ngày 26/9/1945 và 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp các Sắc lệnh số 39/SL thành lập Ủy ban Dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử và Sắc lệnh số 51/SL quy định về thể lệ Tổng tuyển cử. Sắc lệnh số 51/SL nêu rõ: quyền bầu cử bình đẳng, phổ thông; quyền ứng cử là hoàn toàn tự do, dân chủ; các quyền này áp dụng cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, chỉ trừ những người đã bị mất quyền công dân và những người có trí óc không bình thường. Sắc lệnh cũng có những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục bầu cử và ứng cử, trong đó bao gồm các quy định về vận động bầu cử tự do, miễn là không trái với nền dân chủ cộng hòa… Để bảo sung cho Sắc lệnh số 51/SL, ngày 2/12/1945, tuy nhiên, để có thêm thời gian chuẩn bị và thực hiện chính sách đoàn kết đại đoàn kết dân tộc, thu hút lực lượng ủng hộ Tổng tuyển cử, tạo điều kiện cho người ứng cử, ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 76/SL hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6/1/1946 và gia hạn nộp đơn ứng cử đến hết ngày 27/12/1945. Cũng với mục đích tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, ngày 1/1/1946, Chính phủ lâm thời đã đã được mở rộng, thu nạp thêm nhiều đại diện của các đảng đối lập và đổi tên thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời, với nhiệm vụ thống nhất là tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử trong toàn quốc. 



Ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội đã diễn ra trên cả nước. Bầu cử tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung diễn ra an toàn, song ở các vùng đang có sự chiến sự như Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, thực dân Pháp đánh phá khốc liệt khiến cho một số cán bộ bầu cử và cử tri bị chết và bị thương. Mặc dù vậy tại 71 tỉnh thành trong cả nước thì 89 % tổng số cử tri đã đi bầu cử, bầu được 333 đại biểu của cả ba miền Bắc - Trung - Nam bao gồm các đại diện của hầu hết các đảng chính trị, các lớp, giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ. 

Xem thêm dịch vụ ly hôn nhanh

Sau đó, để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc cho cuộc kháng chiến chống Pháp, tài kỳ họp thứ nhất của Quốc hội Khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ đề nghị Quốc hội chấp nhận cho 70 đại biểu thuộc các đảng Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh hội tham gia Quốc hội mà không cần thông qua bầu cử. 

Sau thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội cử tri cả nước bầu ra đã tiến hành kỳ họp thứ nhất vào ngày 2/3/1946 thành lập Chính phủ chính thức - Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh là Chủ tịch. Và tại kỳ họp thứ hai 9/11/1946 thì thông qua Hiến pháp 1946. Như vậy, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đã có tư cách pháp lý chính danh hoàn chỉnh để lãnh đạo dân tộc bước vào cuộc kháng chiến 9 năm với thực dân Pháp để giữ vững và bảo vệ nền độc lập. 

Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 là một trong những minh chứng nổi bật về tư tưởng, tầm nhìn và quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Nó cho thấy bước trưởng thành vượt bậc và mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam - thời kỳ bộ máy chính quyền nhân thân được thiết lập một cách đồng bộ, hoàn chỉnh trên cả nước. Tuy nhiên, trên hết, cuộc Tổng tuyển cử này là thắng lợi to lớn của toàn thể nhân dân, đánh dấu bước chuyển lịch sử sang chế độ dân chủ của dân tộc ta. Cũng chính trong thời gian này, nhân dân Việt Nam còn có cơ hội lần đầu tiên bầu cử và ứng cử vào Hội đồng nhân dân (cấp tỉnh và xã), với quy chế bầu cử tưởng tự như bầu cử Quốc hội. 

Nếu tính từ năm 1946 đến nay thì cả nước ta đã được trải qua 15 lần bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được tổ chức thực hiện tại Việt Nam.

 Xem thêm văn bản đơn ly hôn 

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

Tranh chấp tài sản khi ly hôn đối với vợ chồng được xử lý thế nào?