Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự

 Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự

Xuất phát từ việc các giao dịch dân sự được thực hiện ngày càng thường xuyên hơn, vấn đề phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ dân sự được nhiều người quan tâm đến. Do vậy, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ phân tích căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ dân sự để thông tin đến bạn.



Đặc điểm của các quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ xã hội phát sinh từ những lợi ích vật chất, lợi ích nhân thân được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật dân sự. Các bên tham gia quan hệ sẽ bình đẳng về mặt pháp lý, đồng thời quyền và nghĩa vụ dân sự của họ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính cưỡng chế. Quan hệ pháp luật dân sự mang những đặc điểm cơ bản sau:

- Chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự rất đa dạng: có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và các chủ thể này độc lập về tổ chức và tài sản. Xuất phát từ lý do pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản cùng các quan hệ phát sinh trong đời sống thường nhật của các cá nhân, tổ chức… Mọi cá nhân, tổ chức đều có thể trở thành chủ thể của các quan hệ dân sự.

Có thể bạn cũng muốn tìm hiểu: Công ty luật TNHH Everest - công ty luật uy tín

- Địa vị pháp lý của các chủ thể được xác lập dựa trên cơ sở bình đẳng mà không bị phụ thuộc vào các yếu tố khác. Một bên chủ thể trong quan hệ dân sự mang quyền, một bên có nghĩa vụ và thông thường, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ đối ứng với nhau. Điều này chỉ hạn chế đi sự bình đẳng so với trước khi tham gia chứ không làm mất đi tính bình đẳng trong quan hệ dân sự. Các bên phải tạo điều kiện cho bên kia lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho các bên mà không được áp đặt ý chí của mình để buộc họ thực hiện nghĩa vụ.

- Yếu tố lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế chính là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự. Do sự đền bù tương ứng là tính chất của quan hệ tài sản là hàng hóa - tiền tệ nên quan hệ dân sự chủ yếu là các quan hệ tài sản nhằm múc đích giúp thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của chủ thể. Cơ sở cho sự phát sinh các mối quan hệ là quan hệ dân sự có yếu tố tài sản trong đó. Đảm bảo bằng tài sản có thể buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, và bên có quyền sẽ có các biện pháp nhằm thỏa mãn quyền tài sản của mình.

- Các bên trong quan hệ dân sự có thể quy định các biện pháp cưỡng chế cụ thể. Đặc tính của tài sản là đặc trưng cho các cưỡng chế trong các quan hệ pháp luật dân sự.

Tìm hiểu thêm về: tư vấn luật hình sự miễn phí

Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự

Sự kiện pháp lý: là những sự kiện thực tế mà đã được pháp luật quy định, dự liệu làm phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định.

+ Một sự kiện xảy ra trong thực tế có thể làm phát sinh nhiều hậu quả pháp lý: Ví dụ: khi một người chết thì tư cách chủ thể của họ trong các quan hệ sẽ chấm dứt, làm phát sinh quan hệ thừa kế.

+ Có thể sẽ có nhiều sự kiện pháp lý mới làm phát sinh một quan hệ dân sự. Phần lớn các quan hệ pháp luật dân sự được phát sinh từ nhiều sự kiện pháp lý.

Dựa vào nguồn gốc phát sinh của sự kiện pháp lý, có thể chia thành các loại như sau:

- Đầu tiên phải kể đến hành vi pháp lý. Hành vi pháp lý là những hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm làm phát sinh các hậu quả pháp lý. Hành vi pháp lý là một trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật dân sự vì nó thể hiện được ý chí của các chủ thể ra các quan. Hành vi pháp lý gồm ba loại là hợp pháp, bất hợp pháp và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Hành vi hợp pháp là hành vi có chủ định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự phù hợp với quy định pháp luật và không trái với đạo đức. Hành vi bất hợp pháp là hành vi có chủ định không phù hợp với quy định của pháp luật, trái đạo đức và phải chịu những chế tài của pháp luật làm phát sinh các hậu quả pháp lý. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là quyết định làm phát sinh các hậu quả pháp lý.

- Xử sự pháp lý: Là hành vi tuy không nhằm mục đích làm phát sinh hậu quả nhưng theo quy định của pháp luật thì hậu quả pháp lý được phát sinh.

- Sự biến pháp lý: Là những sự kiện xảy ra mà không phụ thuộc vào ý muốn của con người nói chung cũng như những người tham gia bào quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Sự biến pháp lý bao gồm sự biến tuyệt đối và sự biến tương đối. 

- Thời hạn: là một sự kiện đặc biệt, một trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Có thể kể đến như: thời hiệu khởi kiện hay thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự.

Tìm hiểu về nội dung khác: hợp đồng vay tiền home credit



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

Tranh chấp tài sản khi ly hôn đối với vợ chồng được xử lý thế nào?