Pháp nhân là gì? Cách trở thành pháp nhân

 Pháp nhân là gì? Cách trở thành pháp nhân

Cùng với cá nhân, pháp nhân là một chủ thể quan trọng của nhiều ngành luật như Dân sự, Thương mại. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ thế nào là pháp nhân? Pháp nhân cần phải có những điều kiện gì? Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về chủ thể này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.



Khái niệm về pháp nhân

Pháp nhân là tổ chức nhất định được pháp luật quy định có quyền năng chủ thể. Pháp nhân không thể là cá nhân và cũng không phải tổ chức nào cũng được coi là pháp nhân. Chỉ những tổ chức có đủ điều kiện mà pháp luật quy định, thành lập theo đúng trình tự thủ tục mới được công nhân là một pháp nhân. 

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì pháp nhân được thành lập theo luật pháp của Việt Nam sẽ có quốc tịch Việt Nam. Tài sản của pháp nhân sẽ gồm cả vốn góp của chủ sở hữu, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm: sang tên sổ đỏ cho con nên tặng cho hay để thừa kế

Điều kiện để trở thành pháp nhân?

Một tổ chức có thể trở thành pháp nhân nếu đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện được quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể các điều kiện như sau:

Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan

Nếu tổ chức thành lập không đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định sẽ không có tư cách pháp nhân. Chính vì vậy điều kiện đầu tiên để trở thành pháp nhân là tổ chức được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác liên quan. Tổ chức đó sẽ được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập.

Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này

Pháp nhân là chủ thể có quyền năng, nghĩa vụ tham gia vào quan hệ pháp luật. Vì vậy mà phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Điều 83 Bộ luật dân sự 2015 quy định rất rõ thế nào được coi là một tổ chức có cơ cấu quản lý chặt chẽ. Đầu tiên pháp nhân phải có cơ quan điều hành, có đặt ra điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Trong đó phải ghi rõ cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành. Ngoài ra pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm: nộp thuế sang tên sổ đỏ ở đâu

Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

Một đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự đó là các chủ thể độc lập về tổ chức và tài sản. Mục đích của sự độc lập về tài sản để tránh việc đổ trách nhiệm. Pháp nhân là một chủ thể tham gia độc lập, có quyền và nghĩa vụ riêng nên bắt buộc phải có tài sản độc lập. Như vậy mới có thể tự mình tham gia vào các giao dịch dân sự.

Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Vì pháp nhân là một tổ chức độc lập, được quyền giao dịch, xác lập quyền và nghĩa vụ nên nó có thể tự nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật. Pháp nhân có thể thông qua người đại diện theo pháp luật để nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật. 

Các hình thức chuyển đổi pháp nhân

Hợp nhất pháp nhân

Hợp nhất là việc hai hay nhiều pháp nhân hợp thành một pháp nhân mới. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập. Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ cũng sẽ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

Sáp nhập pháp nhân

Ngoài hợp nhất, pháp nhân có thể chuyển đổi bằng cách sáp nhập với pháp nhân khác. Sáp nhập sẽ khiến pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại. Các quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập. Nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa sáp nhập và hợp nhất nhưng đây là hai hình thức hoàn toàn khác nhau.

Chia pháp nhân

Không chỉ gộp vào làm một mà một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân. Việc chia pháp nhân cũng sẽ khiến một pháp nhân bị chấm dứt tồn tại đó là pháp nhân bị chia. Quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.

Tách pháp nhân

Một hình thức chuyển đổi pháp nhân khác đó là tách pháp nhân. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân khác. Trường hợp này không chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân. Thay vào đó, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

Tìm hiểu thêm: huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chấm dứt hoạt động của pháp nhân

Theo Bộ luật dân sự, pháp nhân có thể có hai trường hợp sẽ dẫn tới việc chấm dứt tồn tại. Trường hợp đầu tiên đó là thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể công ty, pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật dân sự. Trường hợp thứ hai là bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Quy định chấm dứt hoạt động trong từng trường hợp sẽ có những điểm riêng.

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cơ bản mà bạn nên biết về pháp nhân. Nếu tổ chức của bạn có tư cách pháp nhân sẽ được hưởng nhiều lợi ích khi tham gia vào các giao dịch. Nhưng đi kèm với đó sẽ là những nghĩa vụ phải thực hiện. 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

Tranh chấp tài sản khi ly hôn đối với vợ chồng được xử lý thế nào?