Thế nào là đình công?
Thế nào là đình công?
Khi có tranh chấp lao động xảy ra giữa người lao động với người sử dụng lao động. Nếu tranh chấp được giải quyết ổn thỏa cho cả hai bên người lao động sẽ tiếp tục trở lại công việc đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy không phải lúc nào tranh chấp lao động cũng được giải quyết ổn thỏa. Hiện tượng đình công xuất hiện. Vậy đình công là gì?
Đình công là gì?
Tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định: “ Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo”.
Đình công có thể hiểu là đình lại công việc, hay nói cách khác là người lao động tạm ngừng và không làm công việc hiện tại. Việc ngừng làm công việc của người lao động là trên cơ sở tự nguyện không bị ai ép buộc. Và đặc biệt là phải có tổ chức đại diện cho người lao động. Với mục đích là mong muốn đạt được yêu cầu thỏa thuận trong quá trình tranh chấp lao động diễn ra.
Đình công thế nào được coi là hợp pháp
Người lao động có quyền đình công trong các trường hợp cụ thể như:
(i) Hòa giải không thành hoặc hết thời gian hòa giải tranh chấp lao động. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động ở đây là hòa giải viên nhưng họ lại không tiến hành hòa giải;
(ii) Không thành lập Ban trọng tài lao động hoặc thành lập như không, nghĩa là họ không giải quyết tranh chấp lao động;
(iii) Người sử dụng lao động không làm theo những thỏa thuận của người lao động, những quyết định của Ban trọng tài lao động;
Có thể nói đình công là một trong những hình thức bảo vệ người lao động. Người lao động sẽ không bị yếu thế, không bị bóc lột quá nhiều sức lao động. Giúp người lao động có thể bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ hợp pháp của mình. Tuy nhiên, không phải cứ muốn là được đình công. Cuộc đình công phải do tổ chức đại diện người lao động tiến hành và theo một trình tự thủ tục nhất định.
Về bản chất đình công cũng có thể xem như là một biện pháp có hiệu quả trong quá trình diễn ra tranh chấp lao động. Nhưng không được lạm dụng nó để phục vụ cho những lợi ích xấu, cho chính bản thân mình nếu không sẽ gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.
Tìm hiểu thêm tại: luật lao động
Đình công thế nào được coi là bất hợp pháp
Người lao động được xem là đình công bất hợp pháp khi có những nguyên nhân và lý do như:
(i) Cuộc đình công chỉ là lợi ích cá nhân của một người nào đó, chứ không phải là vì lợi ích của cả tập thể người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp.
(ii) Tổ chức đại diện cho người lao động không phải chính là tổ chức được thành lập trong chính nơi người lao động đang làm việc. Mà lại là những tổ chức đại diện của công ty, cơ quan doanh nghiệp khác.
(iii) Việc đình công này được diễn ra trong quá trình tranh chấp lao động đang được giải quyết hoặc tranh chấp lao động chưa được cơ quan pháp luật giải quyết.
(iv) Đình công tại những nơi chính phủ cấm.
(v) Khi đã có quyết định hoãn hoặc tạm ngừng đình công từ tổ chức đại diện nhưng người lao động vẫn tiến hành đình công.
Xem thêm: bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào
Hậu quả của đình công bất hợp pháp
Nếu người lao động không chấm dứt việc đình công bất hợp pháp. Không chịu trở lại lao động thì người lao động sẽ gánh chịu những hậu quả sau đây:
Nếu trong cuộc đình công bất hợp pháp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. Thì tổ chức công đoàn, người sử dụng lao động sẽ thống kê thiệt hại để cho người lao động đền bù thiệt hại đó.
Đối với trường hợp người lao động lợi dụng đình công thì sẽ bị xử lý nghiêm ngặt, và tùy vào hiệu quả thiệt hại mà có thể dẫn đến xử lý vi phạm hành chính.
→ Mọi người cần phải cân nhắc đúng đắn, đừng có hùa theo mà đình công bất hợp pháp, kẻo lại phải gánh chịu những hậu quả không đáng mong đợi.
Nội dung khác: hợp đồng lao động
Nhận xét
Đăng nhận xét