Vị trí, vai trò của các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Vị trí, vai trò của các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Hệ thống chính trị của nước ta gồm nhiều tổ chức. Mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau do chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức là khác nhau. Tuy nhiên, chúng cùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo quyền lực chung của nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị và là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua những nội dung chủ yếu sau:
Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, quan điểm nhằm lãnh đạo nhân dân. Đảng lãnh đạo xã hội thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương của Đảng được Nhà nước thể chế hóa cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, kế hoạch cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước, đồng thời kiểm tra hoạt động Nhà nước thực hiện Nghị quyết của Đảng.
Bên cạnh đó, Đảng cũng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng xác định đường lối, chính sách cán bộ, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
Xem thêm tại: Phaptri.vn trang chia sẻ kiến thức pháp luật
Nhà nước
Nhà nước là xương sống của hệ thống chính trị, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Mặt khác, Nhà nước thực hiện đường lối chính trị của Đảng chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Do đó, quyền làm chủ của giai cấp công nhân được đảm bảo.
Như vậy, Nhà nước vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị - hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế - văn hoá - xã hội của nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan.
Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nhà nước. Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra, có quyền lập ra Hiến pháp và luật pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,...quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo với Quốc hội. Do đó, Chính phủ được gọi là cơ quan hành pháp.
Cơ quan tư pháp
Cơ quan tư pháp gồm: Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan điều tra có chức năng xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật, thực thi pháp luật nghiêm minh, chính xác.
Toà án các cấp là cơ quan thể hiện thái độ và ý chí của Nhà nước trước các vụ việc thông qua hoạt động độc lập, tuân theo pháp luật.
Để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm minh, xét xử đúng người đúng tội, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ quan khác của Nhà nước như : Thực hiện quyền khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra, truy tố…
Tìm hiểu thêm: ký tên đóng dấu
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội
Đây là những tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được tổ chức để tập hợp các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện với mục đích nhằm bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng để xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời, phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thắt chặt các mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân có nhiệm vụ giáo dục động viên và phát huy tính tích cực của các tầng lớp nhân dân, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và đổi mới cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.
Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Cơ sở phân cấp gồm: xã, phường, thị trấn. Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm:
Tổ chức cơ sở Đảng, Hội đồng Nhân dân
Uỷ ban Nhân dân
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội khác như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...
Tất cả các tổ chức trên đều có vị trí, vai trò và nhiệm vụ được quy định trong Luật Tổ chức của hệ thống chính trị ở nước ta.
Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Nội dung khác: đơn đề nghị chuẩn nhất
Nhận xét
Đăng nhận xét