Xe cơ giới là gì?
Xe cơ giới là gì?
Là một đất nước nông nghiệp đang phát triển và với một nền kinh tế định hướng thị trường, để di chuyển hàng hóa cũng như hành khách, xe cộ là một phương tiện không thể thiếu đối với người dân Việt Nam. Xe cơ giới là một những loại xe rất phổ biến ở nước ta. Vậy xe cơ giới là xe như thế nào?
Khái niệm xe cơ giới
Xe cơ giới là một trong những loại phương tiện giao thông trên đường bộ dùng để di chuyển hàng hóa và hành khách. Có thể thấy xe cơ giới là những loại xe sử dụng động cơ và tiêu tốn nhiên liệu. Và xe cơ giới có rất nhiều loại, nhiều loại xe có thể các bạn chưa bao giờ nghe tới.
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới, hay còn được gọi với tên đầy đủ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm có xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Tìm hiểu thêm tại: Luật đường bộ hiện nay
Phân loại xe cơ giới
Xe ô tô gồm có xe con, xe bán tải, xe khách, xe tải, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
Xe ô tô con là xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống kể cả người lái. Xe được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Xe bán tải, xe tải Van có khối lượng hành chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg, xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông được xem là xe con.
Xe tải là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950kg trở lên).
Ô tô khách là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hơn 9 người.
Ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc là xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ mi rơ moóc được thiết kế nối với ô tô đầu kéo và truyền một phần trọng lượng đáng kể lên ô tô đầu kéo và ô tô đầu kéo không có bộ phận chở hàng hóa hoặc chở người (ô tô đầu kéo là ô tô được thiết kế để kéo sơ mi rơ moóc )
Xe mô tô gồm có xe mô tô ba bánh và xe mô tô hai bánh.
Xe mô tô hay còn gọi là xe máy là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400kg. Như vậy khi người dân sử dụng xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên được gọi là xe máy.
Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3.
Người lái xe cơ giới cần lưu ý điều gì
Khi tham gia giao thông nếu chủ thể là người lái xe cơ giới thì cần phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đủ độ tuổi luật định khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó còn có phải có đầy đủ các loại giấy tờ, bảo hiểm cho xe cơ giới,... tuân theo quy định của giao thông đường bộ.
Nội dung khác: vượt đèn đỏ
Điều kiện tham gia giao thông đường bộ của xe cơ giới
Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
(i) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
(ii) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
(iii) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
(iv) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
(v) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
(vi) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
(vii) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
(viii) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
(ix) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
(x) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; Có đủ đèn chiếu sáng; Có bánh lốp đúng kích cỡ, đúng tiêu chuẩn theo quy định; Có đủ gương chiếu hậu và các thiết bị bảo đảm tầm nhìn; Có còi theo đúng quy chuẩn; Có đủ bộ giảm thanh, giảm khói; Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với xe cơ giới
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ, trong đó có quy định một số hành vi cụ thể đối với xe cơ giới như sau:
Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
Xem thêm: các loại biển báo giao thông
Nhận xét
Đăng nhận xét