Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật
Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật
Pháp luật được Nhà nước xây dựng nên để nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội. Song song với đó, ý thức pháp luật góp phần quan trọng trong việc đảm bảo những quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Vậy mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật ở đây là gì? Nội dung về mối liên hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật được thể hiện thông qua bài viết sau đây.
Pháp luật là gì?
Pháp luật là công cụ không thể thiếu nhằm bảo đảm sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. Là công cụ quản lý nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện mang tính chất hữu hiệu nhất, nó góp phần làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Hiểu một cách chung nhất, pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với mọi chủ thể trong xã hội, thể hiện ý chí của Nhà nước và mang tính chất cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội được Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
Nếu như không có sự hình thành của pháp luật, xã hội sẽ không thể tồn tại và vận động một cách bình thường như ngày nay.
Xem thêm Phaptri.vn trang chia sẻ kiến thức pháp luật
Ý thức pháp luật là gì?
Pháp luật góp phần quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, góp phần làm cho xã hội được tồn tại và phát triển. Trong đó, ý thức pháp luật cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho pháp luật được mọi chủ thể trong xã hội tôn trọng và tuân thủ một cách tuyệt đối.
Hiểu một cách chung nhất, ý thức pháp luật là tổng thể những tư tưởng, quan điểm, ý chí, học thuyết được hình thành trong xã hội thể hiện mối quan hệ giữa con người đối với pháp luật, sự nhìn nhận, đánh giá về mức độ công bằng, bình đẳng; tính hợp pháp hay không hợp pháp... đổi với các hành vi, lợi ích hoặc quan hệ từ thực tiễn đời sống pháp lý và xã hội.
Các yếu tố như nền tảng kinh tế, kết cấu xã hội, tương quan so sánh lực lượng, quan điểm, tư tưởng của lực lượng cầm quyền, xu thế thời đại... luôn có sự tác động đối với ý thức pháp luật.
Các hoạt động pháp lý được thực thi hiệu quả nếu ý thức pháp luật có những tác động tích cực và ngược lại.
xem thêm hợp đồng mua bán xe máy
Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật
Ý thức pháp luật và pháp luật luôn có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và trong hoạt động quản lý nhà nước. Những cơ sở để xây dựng nên hệ thống pháp luật cũng được coi là những cơ sở để xây dựng nên ý thức pháp luật. Sự thể hiện của mối liên hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật như sau:
Xây dựng và hoàn thiện nên hệ thống pháp luật dựa trên tiền đề là ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thể hiện qua hệ thống pháp luật. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của xã hội thì con người có những nhìn nhận khác nhau về những quy tắc chuẩn mực điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Những thay đổi trong xã hội đó trước tiên phải được thể hiện thông qua ý thức pháp luật rồi sau đó mới được pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
Nếu như không có ý thức pháp luật phù hợp với bản chất và điều kiện trong từng thời kỳ phát triển của xã hội thì sẽ không có những quy định của pháp luật đồng bộ và phù hợp với thực tiễn.
Một hệ thống pháp luật tốt, được người dân thực hiện nghiêm chỉnh thì nó phải được hình thành dựa trên ý thức pháp luật của các chủ thể bao gồm những người có thẩm quyền xây dựng nên các văn bản trong hệ thống pháp luật và ý thức pháp luật của toàn thể nhân dân là những đối tượng chịu sự tác động của những văn bản quy phạm pháp luật đó, những tư tưởng này phải là những tư tưởng về pháp luật đúng đắn.
Hiệu quả việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội do ý thức pháp luật quyết định
Pháp luật Nhà nước ta được ban hành ra một phần cũng nhằm mục đích phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thể hiện được sự bình đẳng, dân chủ. Điều chỉnh pháp luật được thực hiện thông qua các hành vi xử sự của con người trong đời sống xã hội, pháp luật sẽ phát huy tối đa được hiệu quả nếu như con người có ý thức tự giác thực hiện nghiêm chỉnh, tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.
Trong đó, ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức, sự đánh giá của công dân đối với tính hợp lý, hợp pháp trong các quy định của pháp luật để từ đó họ có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các quy định đó. Nếu như ý thức pháp luật càng được nâng cao thì song song với đó là tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo vệ pháp luật, thái độ tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật càng được bảo đảm.
Trong trường hợp nếu như chủ thể có tư tưởng pháp luật thụt lùi thì tình trạng vi phạm pháp luật sẽ gia tăng, kỷ cương pháp luật bị buông lỏng và pháp luật dần dần trở nên vô hiệu trong cuộc sống.
Ý thức pháp luật là cơ sở đảm bảo cho sự áp dụng đúng đắn quy phạm pháp luật
Nếu muốn áp dụng đúng đắn một quy phạm pháp luật thì cần phải có sự hiểu biết đúng đắn đối với quy phạm pháp luật đó, hiểu biết cả về nội dung, cả về cách thức áp dụng quy phạm pháp luật, phải giải thích và làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy phạm đó.
Sau đó đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi ý thức pháp luật của những người áp dụng pháp luật phải đã phát triển đầy đủ, người áp dụng pháp luật phải có một nền tảng văn hóa pháp lý vững chắc.
Chính vì vậy, ý thức pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Pháp luật là cơ sở để củng cố nâng cao ý thức pháp luật
Hoạt động sáng tạo pháp luật tạo ra sản phẩm trực tiếp là pháp luật. Pháp luật phản ánh ý thức pháp luật của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ làm luật, ý thức pháp luật của nhân dân và được hình thành trên cơ sở của ý thức pháp luật. Các quan điểm, quan niệm về pháp luật được hình thành và phát triển một cách đúng đắn và rõ nét hơn nếu việc mọi người đều nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, kiên quyết ngăn chặn vi phạm pháp chế trong một mức độ nhất định.
Để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả thì vai trò của giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật là vô cùng lớn.
Trên đây là toàn bộ nội dung về pháp luật và ý thức pháp luật, mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật. Hiểu biết được tầm quan trọng của ý thức pháp luật đối với pháp luật mà mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội cần phải đưa ra những ý chí, quan niệm về pháp luật sao cho phù hợp.
xem thêm mẫu hợp đồng mua bán nhà
Nhận xét
Đăng nhận xét