Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

 Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

Các Luật sư nói riêng và quý bạn đọc nói chung thường đặt ra câu hỏi rằng vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc. Quan hệ này đã thể hiện rõ được sự bất bình đẳng của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Bài viết sau đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khái quát chung về phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Luật hành chính là ngành luật quy định việc tổ chức các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành; quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan đó và của cán bộ, nhân viên và của các cơ quan, tổ chức nhà nước, xã hội, công dân trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Mặt khác, phương pháp điều chỉnh của một ngành luật nói chung là cách thức tác động của ngành luật này lên đối tượng của nó. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính giúp luật này tác động đến các nhóm đối tượng của luật hành chính.




Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính bắt nguồn từ việc thực hiện chấp hành, điều hành nên phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương được hình thành từ quan hệ “quyền lực-phục tùng”, giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước đưa ra những mệnh lệnh bắt buộc thi hành đối với một bên có nghĩa vụ thực hiện các mệnh lệnh đó. Quan hệ này là cơ sở tạo nên bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.

Tìm hiểu thêm tại: pháp luật hành chính là gì

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp bất bình đẳng về ý chí được biểu hiện ra sao?

Biểu hiện thứ nhất của sự bất bình đẳng đó là chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình nên đối tượng quản lý. Việc áp đặt ý chí của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý cũng được thực hiện đa dạng trong nhiều trường hợp khác:


(i) Bên có thẩm quyền đơn phương đưa ra các mệnh lệnh, các quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực hiện chúng. Bên kia có nghĩa vụ phải thực hiện các mệnh lệnh và các quy định đó. 

Ví dụ: Chính phủ ra mệnh lệnh cho các cấp, các ngành phải tích cực phòng chống dịch bệnh đồng thời kiểm tra đôn đốc việc thực hiện này, Chính phủ đặt ra các quy định về xử phạt vi phạm hành chính…Các đối tượng quản lý có liên quan phải tuân thủ và thực hiện các quy định đó.


(ii) Bên có thẩm quyền đáp ứng hay bác bỏ yêu cầu, kiến nghị của đối tượng quản lý căn cứ vào quy định của pháp luật. Đối với trường hợp này, quyền quyết định thuộc về cơ quan có thẩm quyền. 

Ví dụ: Công dân có quyền làm đơn yêu cầu UBND huyện cấp giấy xây dựng nhà ở, UBND huyện có thể chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu này của công dân.


(iii) Hoặc cả 2 bên đều có quyền hạn nhất định và khi một bên đưa ra quyết điều gì phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn cùng phối hợp quyết định. Phải có sự phối hợp giữa nhiều chủ thể  nhà nước mới thực hiện việc áp đặt ý chí đối với đối tượng quản lý. 

Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ khác về việc quyết định hình thức, quy mô đào tạo. Việc các bộ khác quyết định hình thức , quy mô đào tạo phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hay phê chuẩn


Biểu hiện thứ hai của sự bất bình đẳng chính là một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính, buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Sự bất bình đẳng giữa các bên là cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, công dân và các đối tượng quản lý khác không bắt nguồn từ quan hệ tổ chức mà bắt nguồn từ quan hệ “phục tùng”. Trong các quan hệ đó cơ quan hành chính nhà nước, nhân danh nhà nước để thực hiện chức năng chấp hành – điều hành đối với đối tượng quản lý, các đối tượng quản lý phải phục tùng ý chí của nhà nước mà người đại diện là cơ quan hành chính.


Sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước thể hiện rõ trong tính chất đơn phương bắt buộc của các quyết định hành chính nhà nước. Các chủ thể quản lý hành chính đưa thẩm quyền, những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Ngoài ra, không phải bao giờ cũng dùng biện pháp cưỡng chế mà còn có thể dùng các biện pháp khác như giáo dục thuyết phục.

Xem thêm: tố cáo là gì

Nguyên tắc cơ bản trong phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương

(i) Nguyên tắc thứ nhất, sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ hành chính, một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính còn bên kia phải thực hiện các quyết định đó.


(ii) Nguyên tắc thứ hai, phía bên nhân danh nhà nước có quyền đơn phương quyết định công việc xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội trong phạm vi quyền hạn của mình theo đúng pháp luật quy định.


(iii) Nguyên tắc thứ ba, quyết định đơn phương của bên sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với đối tượng quản lý và được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế.

Nội dung khác: quyền của người tố cáo


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

Khái niệm người thừa kế