Làm thế nào để mua bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ngoài các loại bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cũng có bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội tự nguyện dành cho những ai có nhu cầu, mong muốn sử dụng. Vậy thực chất bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Mức đóng của loại hình bảo hiểm này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các quy định liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện trong bài viết sau nhé.



Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức. Người tham gia bảo hiểm này được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp. Việc tham gia bảo hiểm này hoàn toàn tự nguyện. Nhà nước và pháp luật không có chế tài xử lý với người không tham gia loại bảo hiểm này.

Người lao động có thể tự căn cứ vào nhu cầu, tình hình của bản thân để chọn tham gia hoặc không tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có chế độ hưu trí và tử tuất. Đây là chế độ giúp cho người tham gia có thể đảm bảo cuộc sống khi không còn làm việc. So với bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể thấy chế độ của bảo hiểm tự nguyện ít hơn.

Xem thêm: Cách mua bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối tượng được tham gia bảo hiểm tự nguyện được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể gồm có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 01/01/2018 hoặc người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 01/01/2018.

Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, làng, tổ dân phố, khu phố; người lao động giúp việc gia đình cũng là đối tượng của bảo hiểm này. Ngoài ra còn có xã viên trong hợp tác xã, người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương. 

Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Pháp luật còn để một điều khoản quy định “Người tham gia khác” là cách mở rộng đối tượng được phép tham gia bảo hiểm. Có thể thấy đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này rất đa dạng.

Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức đóng

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng quỹ hưu trí và tử tuất. Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức thu nhập thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Mức cao nhất thì bằng 20 lần mức lương cơ sở. Tính theo lương cơ sở hiện nay thì mức cao nhất sẽ trong khoảng 29,8 triệu đồng/tháng.

Nhà nước cũng có hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác từ ngày 01/01/2018. Đối với hộ nghèo mức hỗ trợ là 30%, hộ cận nghèo là 25% và các đối tượng khác sẽ là 10%. 

Phương thức đóng

Người lao động có thể chọn một trong các phương thức mà pháp luật quy định để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó có 5 phương thức đó là đóng hằng tháng; 3 tháng một lần; 6 tháng một lần; 12 tháng một lần. Người lao động có thể đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.

Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện 

Cách thức đăng ký mua bảo hiểm xã hội tự nguyện

Để có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động cần phải mua bảo hiểm theo đúng thủ tục và cơ quan có thẩm quyền.

Địa điểm mua bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định của pháp luật thì người lao động có thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi mình cư trú để mua. Nơi tạm trú hoặc địa điểm thường trú đều được chấp nhận. Ngoài ra, người lao động cũng có thể đến các điểm thu, đại lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn mình ở.

Thủ tục mua bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trước tiên, người lao động cần chuẩn bị tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội theo mẫu TK1-TS mà cơ quan Nhà nước ban hành. Trách nhiệm của người lao động đó là điền đầy đủ, chính xác các thông tin mà tờ khai yêu cầu. Tiếp đó nộp hồ sơ là tờ khai đã chuẩn bị cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc đại lý thu.

Người có nhu cầu tham gia bảo hiểm thực hiện đóng tiền và chờ kết quả. Sau không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp phát sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Như vậy là đã hoàn thành đủ các bước để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Xem thêm: Trình tự việc mua bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trên đây là những thông tin cơ bản về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mặc dù không bắt buộc nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích bạn đọc cân nhắc và tham gia loại bảo hiểm này. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về bảo hiểm xã hội. 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

Tranh chấp tài sản khi ly hôn đối với vợ chồng được xử lý thế nào?