Phân biệt áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng pháp luật dân sự

 Phân biệt áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng pháp luật dân sự

Áp dụng luật dân sự

Luật dân sự là một hệ thống các quy phạm. Các quy phạm này là các hình mẫu, hành lang pháp lí để các chủ thể phải tuân theo khi hành xử. Đó được coi là các chuẩn mực ứng xử, giới hạn của các chuẩn mực khi các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự. Xét về phương diện xã hội, việc thực thi pháp luật của các chủ thể phải tuân theo các “chuẩn mực ứng xử” đó khi tham gia vào các quan hệ dân sự phụ thuộc vào các yếu tố như sau:





– Bản thân nội dung của các quy phạm pháp luật. Các quy phạm này có thực sự phù hợp và có phản ánh đúng các điều kiện kinh tế trong xã hội hay không;

– Ý thức pháp luật của các chủ thể khi tham gia cũng như ý thức pháp luật của các thành viên khác trong xã hội;

– Điều kiện và khả năng áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Tự bản thân của các quy phạm pháp luật không thể “sống” nếu nó không được áp dụng trong thực tế cuộc sống. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật dân sự trong cuộc sống là một việc rất quan trọng để biến các quy phạm pháp luật trở thành công cụ thực sự hữu hiệu để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Xem thêm nội dung khác tại: Công ty luật TNHH Everest - công ty luật uy tín

Áp dụng luật dân sự là những hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào những sự kiện thực tế xảy ra, dựa vào những quy phạm pháp luật phù hợp với sự kiện thực tế đó để đưa ra các quyết định phù hợp với thực tế và những quy định của pháp luật. Những quyết định sẽ được cơ quan có thẩm quyền đưa ra có thể là:

– Công nhận hay bác bỏ quyền dân sự nào đó đối với một chủ thể (quyền sở hữu, quyền đòi nợ, quyền thừa kế,…);

– Xác lập một nghĩa vụ cho một chủ thể nhất định (bồi thường thiệt hại, trả tiền, giao vật, chấm dứt các hành vi vi phạm…);

– Áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vệ các quyền, lợi ích của các chủ thể khác hay của Nhà nước (tịch thu tài sản, quyết định bán đấu giá, phạt vi phạm,…).

Áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật

Áp dụng tập quán là sử dụng các xử sự chung được cộng đồng địa phương, dân tộc thừa nhận như là một chuẩn mực ứng xử đối với các thành viên trong cộng đồng dân tộc, địa phương đó (như là việc áp dụng các đơn vị đo lường như giạ lúa; chục ở khu vực miền Nam). Điều 5 BLDS năm 2015 có định nghĩa như sau: “Tập quán là các quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”.

Áp dụng tương tự pháp luật là sử dụng những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực đối với các quan hệ tương tự như quan hệ cân xử lý để điều chỉnh quan hệ cân xử lý đó nhưng lại không có quy phạm trực tiếp để điều chỉnh quan hệ đó (như dùng quan hệ vay để xử lý quan hệ hụi).

Có thể bạn quan tâm: Linkedin công ty Luật Everest

Áp dụng tương tự pháp luật cũng có thể được thể hiện dưới dạng như:

+ Quan hệ A thuộc về lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh nhưng nó không có quy phạm A;

+ Quan hệ B được trực tiếp điều chỉnh bằng quy phạm B , quan hệ B tương tự như A thuộc lĩnh vực do luật dân sự điều chỉnh. Như vậy, trong trường hợp này thì có thể dùng quy phạm B để điều chỉnh quan hệ A.

Nếu không có các quy phạm tương tự, không thể xác định được các quy phạm cần được áp dụng mà phải dùng các nguyên tắc chung của pháp luật để giải quyết thì việc áp dụng đó cũng được coi là áp dụng tương tự pháp luật.

Trong một số trường hợp, đối tượng đang được xem xét thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau và mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một giác độ khác nhau. Luật dân sự sẽ điều chỉnh sự chuyển dịch các quyền của người sử dụng đất, luật đất đai cũng điều chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Trường hợp này sẽ được áp dụng quy phạm của nhiều ngành luật để điều chỉnh. Đây là áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp.

Nhưng việc áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp dân sự phải không được trái với nguyên tắc chung được quy định trong BLDS.

Tóm lại thì việc áp dụng tương tự pháp luật phải có các điều kiện như sau:

– Quan hệ đang tranh chấp thuộc về lĩnh vực mà luật dân sự điều chỉnh;

– Trong pháp luật dân sự thì chưa có các quy phạm trực tiếp để điều chỉnh;

– Với các quy phạm và chế định đang hiện có thì không thể giải quyết được các tranh chấp đó;

– Có các tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong các trường hợp đó;

– Hiện có các quy phạm (chế định khác có trong luật dân sự để điều chỉnh các quan hệ tương tự (gần giống như các quan hệ cần điều chỉnh).

Việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật là nhằm để khắc phục những lỗ hổng trong pháp luật dân sự đó là vì trên thực tế có các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh nhưng lại không có các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, cần phải giải quyết tranh chấp đó, cho nên cần phải áp dụng tương tự pháp luật. Việc áp dụng này sẽ tạo tiền đề để các nhà lập pháp có thể hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật.

Xem thêm tại: Tham khảo pinterest của công ty Luật Everest


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

Khái niệm người thừa kế