Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính là gì?

 Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính là gì?

Khi tìm hiểu về một ngành luật, phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó là một yếu tố quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua, bao gồm cả ngành luật hành chính. Vậy, phương pháp điều chỉnh là gì? Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính là gì? Những băn khoăn bạn đang gặp phải sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Phương pháp điều chỉnh của các ngành luật là gì?



Phương pháp điều chỉnh của pháp luật là sự kết hợp thống nhất vốn có của các phương tiện, biện pháp và phương pháp do pháp luật quy định, thông qua đó pháp luật tác động đồng bộ vào các quan hệ xã hội, tạo ra, xác lập, bảo vệ, phát triển hoặc ngăn chặn, cấm đoán hoặc hạn chế sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, công dân và xã hội mà các nhà cầm quyền mong muốn.

Hiểu một cách đơn giản, phương pháp điều chỉnh của pháp luật là cách thức đạt được mục đích nhất định bằng cách tác động trở lại của quy phạm pháp luật đối với các quan hệ xã hội. Nội dung của phương pháp điều chỉnh pháp luật bị hạn chế bởi đặc điểm nội dung, tính chất của các quan hệ xã hội và vai trò của chủ thể điều chỉnh. Phương pháp điều chỉnh cùng với đối tượng điều chỉnh là cơ sở để phân chia các ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Có thể bạn cũng muốn tìm hiểu thêm về: đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng

Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của pháp luật

Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của các ngành luật được thể hiện như sau:

Thứ nhất, phương pháp điều chỉnh được nhà nước đặt ra tông qua các cơ quan có thẩm quyền; điều này sẽ được ghi nhận trong quy phạm pháp luật. Quan trọng hơn hết, các phương pháp điều chỉnh được nhà nước đảm bảo và trong những trường hợp cần thiết thực hiện trên cơ sở có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Cấm đoán là một trong những cách thức tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội (một số hoạt động nhất định sẽ không được tiến hành). Ngoài ra, bắt buộc (buộc phải thực hiện một số hoạt động nhất định) hoặc cho phép (được phép thực hiện các hoạt động trong một phạm vi nhất định) cũng là các cách thức mà các cơ quan nhà nước tác động lên các quan hệ xã hội.

Nội dung khác bạn có thể tìm hiểu: hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính

Mỗi ngành luật sẽ có phương pháp điều chỉnh riêng xuất phát từ sự khác nhau về: chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, trật tự hình thành quan hệ pháp luật… Cũng giống như các ngành luật khác, ngành luật hành chính cũng có phương pháp điều điều chỉnh riêng.

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hình thành bởi khái niệm “phục tùng - quyền lực” giữa một bên là người có thẩm quyền nhân danh nhà nước ban hành mệnh lệnh bắt buộc và bên kia là cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tuân theo mệnh lệnh đó. Chính mối quan hệ “quyền lực - phục tùng” thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Sự bất bình đẳng này là sự bất bình đẳng về ý chí, thể hiện ở những điểm sau:

- Trước hết, sự bất bình đẳng trong mối quan hệ giữa người quản lý nhà nước và người được quản lý thể hiện ở chỗ các chủ thể quản lý sẽ nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý. Các quan hệ này rất đa dạng nên trong những trường hợp khác nhau, ý chí của chủ thể quản lý được áp đặt lên đối tượng bị quản lý thông qua các hình thức khác nhau:

Trường hợp khác, bên nào có quyền ra mệnh lệnh cụ thể hoặc quy định bắt buộc đối với bên kia, kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, tổ chức và cá nhân khác, không phải từ quan hệ tổ chức, mà từ quan hệ "quyền lực - phục tùng". Trong các quan hệ này, các cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính trong lĩnh vực mà mình chịu trách nhiệm. Chi tiết thể hiện sự rõ nét tính chất đơn phương và bắt buộc của những quyết định hành chính chính là quan hệ giữa các bên tham gia vào quan hệ quản lý hành chính nhà nước.

- Tiếp theo, cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị quản lý hành chính khác có quyền ra lệnh hoặc đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp đối với các đối tượng cụ thể theo thẩm quyền, phân tích, đánh giá tình hình. Các quyết định này mang tính đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của các chủ thể quản lý nhà nước trên cơ sở quyền hạn do pháp luật quy định.

Như vậy, với bài viết này, chúng tôi đã đem đến những vấn đề cơ bản xung quanh phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính. Hy vọng, với bài viết này của chúng tôi, hy vọng bạn có thể có thêm kiến thức để phục vụ các nhu cầu của mình nhé!

Xem thêm nội dung khác: đưa đi cơ sở giáo dục bắt buộc


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

Tranh chấp tài sản khi ly hôn đối với vợ chồng được xử lý thế nào?