Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước là gì?

 Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước là gì? 

Hoạt động có mục đích của nhà nước đó chính là vấn đề về quản lý hành chính nhà nước, nó bao gồm các mục đích, mục tiêu cơ bản được định ra trước cho hoạt động quản lý để có các kết quả khi đạt được mục đích, mục tiêu và thông qua đó để khái quát hóa lại các hiệu quả của việc quản lý. Để đạt được điều đó thì phải sở những nguyên tắc nhất định. Vậy nó được hiểu như thế nào? Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích đó qua bài viết sau đây.



Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước được hiểu như thế nào? 

Vấn đề này được hiểu là những điều cơ bản được đặt ra và nhất thiết phải được tuân theo trong các việc làm và việc quản lý hành chính nhà nước sẽ có các nguyên tắc cơ bản bao gồm những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật làm nền tảng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Luật hành chính nhà nước quy định là những nội dung có đề cập tới các tư tưởng chủ đạo để làm cơ sở cho quản lý hành chính thì sẽ có các hình thức để thể hiện khác nhau. Và dù là quản lý nguyên tắc hành chính nói riêng hay là quản lý hành chính nói chung thì nó vẫn sẽ được quy định dưới các dạng văn bản, luật pháp và trong các hiến pháp và đặc biệt nguyên tắc cơ bản nhất có lẽ là những quy định có trong hiến pháp. Tóm lại những tư tưởng, quan điểm dùng để chỉ đạo hay chỉ dẫn các hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì được hiểu là nguyên tắc quản lý nhà nước.

Xem thêm về: hướng dẫn đưa vào trường giáo dưỡng

Nội dung của nguyên tắc quản lý nhà nước

  • Các nghị quyết của đảng sẽ có các nguyên tắc quản lý nhà nước và nó có tính chính trị sâu sắc.

  • Nguyên tắc quản lý nhà nước được xây dựng từ thực tế, trong cuộc sống hằng ngày và phản ánh được các quy luật phát triển khách quan và nó có tính khách quan.

  • Được xây dựng bởi con người nên sẽ có tính chủ quan vì con người dựa trên những nhận thức chủ quan.

  • Nguyên tắc quản lý nhà nước gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, tích lũy kinh nghiệm, thành quả của khoa học về quản lý hành chính nhà nước nên nó có tính ổn định nhưng không phải là không có sự thay đổi.

  • Nguyên tắc quản lý nhà nước còn nằm ở hệ thống chính trị của nhà nước Việt nam được thực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Ðảng, Mặt trận tổ quốc…), và bộ máy nhà nước (Lập pháp, hành pháp, tư pháp). Trong hệ thống nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có cả những nguyên tắc riêng, đặc thù trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên giữa hoạt động chính trị và quản lý nhà nước có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ. Các quan điểm chính trị là cơ sở của việc tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt không chỉ đòi hỏi được trên pháp luật (luật), mà còn phải thực hiện đúng đắn các quan điểm chính trị (chính sách) nên nó có Tính độc lập tương đối với chính trị. 

  • Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, những nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác. Vì thế nên các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước luôn thể hiện tính hệ thống, tính thống nhất và đây là một thuộc tính vốn có của chúng nên nó có tính hệ thống sâu sắc.

Xem thêm về: biểu mẫu đưa vào trường giáo dưỡng

Nguyên tắc cơ bản của nhà nước với hệ thống sâu sắc

Hệ thống về các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có các nội dung khá đa dạng, có tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau nên chúng ta cần phải xác định được chúng gồm những nguyên tắc cơ bản nào, cần phải phân loại chúng một cách khoa học để xác định được vị trí, vai trò của từng nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước, từ đó xây dựng và áp dụng hệ thống các nguyên tắc một cách có hiệu quả vào thực tiễn quản lý hành chính nhà nước được chia làm các trường hợp chủ yếu như sau: 

Nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội bao gồm: Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước; Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước; Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc; và Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;

Nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật gồm: Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ; Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng. và Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh.

Xem thêm về: đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc



 

 

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

Tranh chấp tài sản khi ly hôn đối với vợ chồng được xử lý thế nào?