Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động gồm những loại nào?
Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động gồm những loại nào?
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, các bên khó tránh trường hợp có những hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên còn lại. Do đó, việc xác định được nhóm quan hệ háp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động là việc quan trọng để xác định được chủ thể phải bồi thường thiệt do hành vi vi phạm gây ra.
Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động là gì?
Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động là quan hệ phát sinh do một trong hai bên người lao động hoặc người sử dụng lao động đã có hành vi gây thiệt hại đối với phía bên kia và sự vi phạm này được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Người gây thiệt hại là người có lỗi là căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại phát sinh. Ngoài ra, để có thể quy trách nhiệm bồi thường cho chủ thể có hành vi gây thiệt hại thì giữa hành vi vi phạm với hậu quả phải có quan hệ nhân quả trực tiếp.
Tìm hiểu thêm về: biên bản bàn giao tài sản
Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động gồm những loại nào?
Quá trình lao động tồn tại trong khoảng thời gian nhất định và thường tương ứng với thời hạn của hợp đồng lao động. Và có thể sẽ xảy ra một số sự kiện gây thiệt hại đến lợi ích của một trong hai bên chủ thể trong thời gian này. Thiệt hại trong quá trình lao động rất đa dạng: có thể thiệt hại do người lao động hoặc người sử dụng lao động gây ra, thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất.
Nhìn chung, dưới góc độ thiệt hại, có thể tạm chia quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động tương ứng với 3 loại thiệt hại chính như sau:
- Đầu tiên là thiệt hại về vật chất (tài sản) do lỗi của một bên cho bên còn lại. Tuy nhiên, trong luật lao động thường chỉ đề cập trách nhiệm tài sản do người lao động gây ra cho người sử dụng lao động trong quá trình lao động do sự đặc thù của quan hệ lao động;
- Thứ hai, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đối với người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình lao động. Nguyên nhân của những thiệt hại này có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi của người lao động, người sử dụng lao động;
- Thứ ba, thiệt hại về việc thực hiện, chấm dứt hợp đồng giữa các bên như thiệt hại về việc không thực hiện đúng việc làm, tiền lương, không thực hiện đúng thời hạn hợp đồng lao động; vi phạm hợp đồng đào tạo nghề nghiệp... trong quan hệ lao động.
Nếu căn cứ vào quan hệ làm phát sinh bồi thường thiệt hại, có thể chia làm các loại:
- Bồi thường phát sinh trong quan hệ lao động: Là trách nhiệm bồi thường xuất phát từ hành vi vi phạm gây thiệt hại liên quan đến quan hệ lao động mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động như hành vi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
- Bồi thường phát sinh trong các quan hệ khác: Là trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại trong các quan hệ khác có liên quan tới quan hệ lao động, ví dụ như Bồi thường thiệt hại trong quan hệ học nghề.
Trường hợp căn cứ vào ý chí của cá bên trong quan hệ lao động, quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động sẽ bao gồm:
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật: Là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp được pháp luật quy định trước, căn cứ là phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt không phụ thuộc vào việc các bên có thỏa thuận hai không..
- Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của hai bên: Đây là quan hệ bồi thường thiệt hại do các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận, có thể là trước hoặc sau khi thiệt hại xảy ra.
Tuy nhiên, pháp luật lao động đặt ra nhằm hướng đến mục đích bảo vệ những người lao động yếu thế nên nội dung mà các bên muốn thỏa thuận như phải tuân theo quy định và giới hạn của pháp luật.
Xem thêm nội dung khác: hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm không
Chủ thể tham gia quan hệ
Tham gia vào quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động gồm 2 loại chủ thể: bên có trách nhiệm bồi thường và bên được bồi thường.
Bên có trách nhiệm bồi thường
Bên có trách nhiệm bồi thường là bên đã có hành vi gây thiệt hại cho bên kia và có lỗi trong quá trình thực hiện hành vi gây thiệt hại đó. Chủ thể này được xác định có thể là người lao động, cũng có thể là người sử dụng lao động trong từng trường hợp cụ thể. Căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại, thái độ và hoàn cảnh của người gây thiệt hại, để qua đó xác định được cụ thể nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của chủ thể này.
Bên được bồi thường
Bên được bồi thường là bên phải chịu thiệt hại do hành vi vi phạm của bên kia gây ra. Để xác định được mức bồi thường thiệt hại thì mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi và thiệt hại xảy ra là yếu tố cần xác định, đồng thời còn có những tiêu chí để đánh giá mức độ thiệt hại.
Có thể bạn cũng muốn tìm hiểu: mẫu hợp đồng cộng tác viên marketing
Nhận xét
Đăng nhận xét