Quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng
Quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng
Di sản là khái niệm để chỉ tài sản của người đã chết để lại cho người còn sống. Di sản thường là cụm từ xuất hiện trong di chúc. Tuy nhiên không phải di sản nào cũng có thể sử dụng được. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, xin mời bạn đọc hãy cùng đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.
Di sản dùng vào việc thờ cúng là gì?
Bộ luật dân sự năm 2015 tại Điều 645 có quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng. Theo đó đây là di sản không chia và giao cho người được chỉ định trong di chúc. Cần phải phân biệt rõ di sản dùng để thờ cúng với các loại di sản khác. Mặc dù đều là di sản, là tài sản mà người đã chết để lại nhưng tính chất, ý nghĩa và mục đích sử dụng của từng loại di sản này không giống nhau.
Ngoài trường hợp di chúc chỉ định sẵn người quản lý di sản vẫn có trường hợp sẽ không có chỉ định người quản lý di sản này. Trong trường hợp này những người thừa kế thỏa thuận giao di sản dùng vào việc thờ cúng cho một người thừa kế trông coi, sử dụng.
Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng có thể là con hoặc cháu của người đã chết. Đây là những người có điều kiện để trông coi, duy trì và phát triển di sản dùng vào việc thờ cúng. Pháp luật không có quy định người quản lý việc thờ cúng phải làm gì, như thế nào. Do đó, người quản lý việc thờ cúng sẽ tuỳ theo tập quán của từng địa phương mà được thực hiện.
Tìm hiểu thêm: văn phòng luật sư uy tín tại tphcm
Các trường hợp chia di sản dùng vào việc thờ cúng
Các quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định chi tiết tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó có bốn trường hợp có thể xảy ra liên quan đến di sản dùng để thờ cúng. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung chi tiết của từng trường hợp dưới đây:
Trường hợp người lập di chúc để lại một phần làm di sản thờ cúng
Đây là trường hợp phổ biến nhất do đó nó được quy định ngay đầu khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015. Với trường hợp này, quy định đã chỉ rõ phần di sản đó giao cho người được chỉ định trong di chúc. Tuy nhiên cần phải lưu ý một điểm đó là một phần di sản là bao nhiêu. Theo quy định, toàn bộ tài sản của người chết là một khối di sản.
Nếu chia di sản ra làm hai hay nhiều phần thì người lập di chúc không được dành lại quá một phần của khối di sản đó. Vì vậy có thể hiểu rằng nếu người lập di chúc định đoạt vượt quá một nửa di sản, khi mở thừa kế sẽ để lại một nửa di sản để thờ cúng, phần còn lại chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật.
Trường hợp người lập di chúc không chỉ định người quản lý
Trong trường hợp này thì những người thừa kế có thể tự thỏa thuận để chọn ra một người quản lý. Người đứng ra quản lý cần phải có đủ điều kiện, khả năng để có thể quản lý tốt di sản này. Cũng như sử dụng di sản đúng mục đích là dùng vào việc thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết
Đây là một trường hợp đặc biệt nhưng không phải không có. Nếu rơi vào trường hợp này thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Qua đó có thể hiểu rằng người để lại thừa kế phải lập di chúc cho tất cả người thừa kế hàng thứ nhất, sau khi những người này chết, di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản.
Xem thêm tại đây: luật sư tranh chấp đất đai
Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó
Trường hợp thứ tư được đặt ra theo quy định thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Mục đích mà pháp luật đặt ra quy định này đó là để bảo vệ người có quyền lợi trong quan hệ với người để lại di chúc. Khi di sản còn lại chưa đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, thì phải dùng phần di sản dùng vào việc thờ cúng thực hiện nghĩa vụ đó.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về di sản thờ cúng
Nếu di chúc không phân định rõ ràng về di sản dùng để thờ cúng hay người quản lý di sản này thì có thể dẫn đến tranh chấp giữa những người thừa kế. Nếu tranh chấp xảy ra thì căn cứ vào khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đây được coi là tranh chấp về thừa kế tài sản. Bởi di sản dùng để thờ cúng là sự việc phát sinh từ thừa kế nên tất nhiên nó sẽ thuộc các việc về thừa kế. Chính vì vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lúc này sẽ thuộc về Toà án.
Xem thêm: https://everest.org.vn/dich-vu-phap-ly-lao-dong/
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi tổng hợp được liên quan đến các quy định về di sản dùng để thờ cúng. Di sản dùng để thờ cúng có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng. Chính vì thế hạn chế các tranh chấp xảy ra liên quan đến di sản dùng để thờ cúng là điều nên làm.
Nhận xét
Đăng nhận xét