Quy định về người thừa kế là ai?

 Quy định về người thừa kế là ai?

Thừa kế là một trong những vấn đề trọng tâm trong Bộ luật dân sự Việt Nam. Thừa kế thực chất là một vấn đề phức tạp và cần được quy định rõ ràng, minh bạch để tránh những phát sinh khó giải quyết. Đầu tiên trong vấn đề thừa kế chúng ta cần quan tâm đến người thừa kế là ai? Người thừa kế sẽ có quyền và nghĩa vụ gì tài sản được thừa kế? Và những quy định khác liên quan đến người thừa kế.

 Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế

Theo quy định của pháp luật thì thừa kế là một phạm trù kinh tế quy định quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang những người khác.

Quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý, là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản phù hợp với quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. Cụ thể đó là quyền của:

Cá nhân được quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Tìm hiểu thêm: các công ty luật uy tín tại hà nội

Định nghĩa người thừa kế

Vậy người thừa kế là ai theo quy định của pháp luật? Người thừa kế là người nhận di sản thừa kế từ người để lại di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc theo di chúc. Do đó có hai loại chủ thể thừa kế là người thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo di chúc.



Người thừa kế theo pháp luật

Người thừa kế theo pháp luật được hiểu là người thừa kế được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, xác định dựa trên mối quan hệ huyết thống họ hàng và được quy định theo thứ tự sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

Trong đó, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Người thừa kế theo di chúc

Người thừa kế theo di chúc được hiểu là người thừa kế không được xác định bằng mối quan hệ huyết thống ruột thịt mà phải dựa vào di chúc của người để lại di sản thừa kế, trừ trường hợp những người thừa kế di sản của nhau chết cùng thời điểm (trừ trường hợp thừa kế thế vị) và những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Người nhận di sản thừa kế ( người được chỉ định trong di chúc) là những người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc.

Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế hoặc cơ quan, tổ chức kể cả nhà nước. Tuy nhiên, người thừa kế theo di chúc là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. (Điều 623 BLDS) Vì nếu pháp nhân chấm dứt hoạt động trước thời điểm mở thừa kế thì năng lực chủ thể của pháp nhân cũng chấm dứt, cho nên không còn tư cách hưởng di sản.

Nội dung khác: Linkedin công ty Luật Everest

Điều kiện để trở thành người thừa kế

Để có thể trở thành người thừa kế di sản, cá nhân, tổ chức phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Người thừa kế phải đủ điều kiện

Nếu là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người thừa kế không được thuộc các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế

Người đang bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Xem thêm:  Tham khảo pinterest của công ty Luật Everest

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế

Vì sao nói phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương bắt buộc?

Tranh chấp tài sản khi ly hôn đối với vợ chồng được xử lý thế nào?